Xác định chính xác thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị, hiệu lực của hợp đồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xác định thời gian giao kết hợp đồng được quy định thế nào? Hãy cùng Kênh xe hơi tìm hiểu trong bài viết này
Tổng quan về giao kết hợp đồng
Giao kết hợp đồng là gì?
Giao kết hợp đồng là các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.
Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Việc giao kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Hợp đồng dân sự là kết quả của quá trình giao kết. Do đó, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định của Bộ Luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
– Nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
– Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng khi giao kết hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của chủ thể có thể làm cho hợp đồng dân sự mà các chủ thể giao kết bị vô hiệu.
Thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực
Pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tuyên bố ý chí, tức dựa vào hình thức công bố ý chí thể hiện sự thỏa thuận. Cụ thể:
– Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời nói thì hợp đồng giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên kia;
– Nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;
– Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;
– Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định “im lặng” là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng cũng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng.
Thời điểm giao kết hợp đồng được pháp luật quy định thế nào?
Thời gian giao kết hợp đồng là gì?
Thời điểm các bên giao kết hợp đồng có một vai trò quan trọng, cần được xác định rõ ràng, chi tiết để tránh các tranh chấp về sau.
Ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng
Khi đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm giao kết hợp đồng là yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần phải chú ý. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm giao kết sẽ là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Từ lúc này, các bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện theo các thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc xác định rõ thời điểm giao kết hợp đồng cũng giúp xác định được điều kiện và hoàn cảnh thực hiện quyền/nghĩa vụ của các bên. Từ đó xác định được điều kiện của hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi thực hiện quyền/nghĩa vụ đó và xác định được hậu quả khi hủy bỏ hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 400 Bộ luật dân sự 2015, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm mà bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết từ các bên còn lại. Để xác định đúng thời điểm giao kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phụ thuộc vào phương thức và chính sách ký kết hợp đồng. Trong đó doanh nghiệp cần lưu ý:
Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm hợp đồng được giao kết sẽ là thời điểm các bên thỏa thuận, thống nhất về nội dung của bản hợp đồng.
Nếu giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên cuối cùng ký bằng văn bản. Nếu các bên sử dụng hình thức chấp nhận khác như điểm chỉ, đóng dấu,… Thì thời điểm điểm chỉ hoặc đóng dấu của bên cuối cùng là thời điểm giao kết hợp đồng.
Nếu giao kết hợp đồng bằng lời nói, sau đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết được xác định tương tự như khi giao kết hợp đồng bằng lời nói. Tức là thời điểm các bên thống nhất các thỏa thuận xong và đã hình thành, các bên đã có các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện.
Thời điểm giao kết hợp đồng khi ký hợp đồng bằng phương thức điện tử
Ký kết hợp đồng điện tử không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp. Đây là phương pháp giao kết hợp đồng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Trong trường hợp các bên giao kết bằng phương thức điện tử, thì bên cạnh việc áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng còn phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Luật giao dịch điện tử 2005.
Theo Luật này, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu được hiểu là “thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra”. Nếu người nhận nhận chứng từ điện tử ở một địa chỉ khác thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ là thời điểm mà người nhận có thể truy cập vào chứng từ điện tử tại địa chỉ mới và họ biết rõ về việc chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này.
Hiểu một cách khác, nếu có bên không có thỏa thuận cụ thể thì thời điểm nhận chứng từ điện tử sẽ là thời điểm “chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được”.
Tuy nhiên, thời điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ khác với thời điểm giao kết hợp đồng. Đối với hợp đồng điện tử, thời điểm giao kết sẽ là thời điểm bên cuối cùng chấp nhận thỏa thuận bằng phương thức điện tử. Bên cuối cùng có thể sử dụng chữ ký số hoặc mã OTP… để xác nhận vào hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thời điểm này sẽ được lưu trữ trên phần mềm, đảm bảo độ chính xác.
Kết luận
Thời điểm giao kết hợp đồng được pháp luật quy định rõ ràng, giúp đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng, cũng như quyền lợi của các bên. Ngoài ra, nếu muốn biết thêm những thông tin khác hữu ích về luật, mời bạn đọc tham khảo tại MISA AMIS